Mã số mã vạch

Đăng ký mã số mã vạch là thủ tục cần thiết để các doanh nghiệp có đủ điều kiện phân phối hàng hóa vào các hệ thống siêu thị hay xuất khẩu. Hoặc đơn giản chỉ là giúp doanh nghiệp tự quản lý sản phẩm của mình thông qua mã số, hay là tăng niềm tin của khách hàng vào sản phẩm.


I HOÀN THIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÍ

a) Hồ sơ đăng ký gồm:

1. Bản Đăng kí sử dụng MSMV đã điền đầy đủ thông tin, thủ trưởng kí tên, đóng dấu (02 bản);

2. Bản sao “Giấy phép kinh doanh” hay “Quyết định thành lập” (01 bản);

Lưu ý – Cần bản phô tô công chứng – trong trường hợp doanh nghiệp chưa có con dấu pháp nhân.

3. Bảng đăng kí danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN, theo mẫu (02 bản).

b) Mức phí


TT Loại mã Phí cấp và hướng dẫn sử dụng (đ) Phí duy trì

 

(đ)

1 Mã doanh nghiệp GS1    
a 7 chữ số (phân bổ được cho trên 10.000 dưới 100.000 loại sản phẩm) 1.000.000 2.000.000
b 8 chữ số (phân bổ được cho trên 1.000 dưới 10.000 loại sản phẩm) 1.000.000 1.500.000
c 9 chữ số (phân bổ được cho trên 100 dưới 1.000 loại sản phẩm) 1.000.000 800.000
d 10 chữ số (phân bổ cho dưới 100 loại sản phẩm) 1.000.000 500.000
II. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH
1. Nhận yêu cầu và tư vấn miễn phí về loại mã phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp.
2. Soạn hồ sơ đầy đủ nộp đăng ký mã số mã vạch.
3. Nộp hồ sơ và nhận mã số tạm thời gửi doanh nghiệp.
4. Bổ sung mã số vật phẩm và Mã số thương phẩm .
5. Chuyển thông tin cho doanh nghiệp, đưa nhà in mã số mã vạch trên bao bì sản phẩm.
6. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch cho doanh nghiệp.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. 01-02 ngày nhận được mã số tạm thời và IDD để đăng nhập vào GS1 VN
2. 01 tháng nhận Giấy chứng nhận chính thức.


Lợi ích sử dụng mã số mã vạch đã mang lại nhiều lợi ích trong thực tiễn như: tính tiền cho khách hàng, kiểm kê hàng hóa tồn kho một cách nhanh chóng...


IV: CHỨC NĂNG CỦA MÃ SỐ MÃ VẠCH
- Phục vụ bán hàng tự động (thường thấy ở các siêu thị)
- Phục vụ quản l‎í hoạt động sản xuất kinh doanh
- Phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
- Phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

Mã quốc gia Việt Nam đã được tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1 (trước đây là EAN International) cấp là 893.

Nâng cao quản lý hàng hóa bằng cách đăng ký sử dụng mã số mã vạch.
 

V: CẤU TẠO MÃ SỐ MÃ VẠCH
Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau:

Mã quốc gia + Mã doanh nghiệp + Mã mặt hàng + số kiểm tra

Cấu tạo mã số mã vạch

Từ trái sang phải
+ Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
+ Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
+ Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
+ Số cuối cùng là số kiểm tra

Lựa chọn số lượng sản phẩm: Để biết phí duy trì nộp hàng năm theo loại mã doanh nghiệp:

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số:
Phí duy trì 500.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 100 loại mã sản phẩm)

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số:
Phí duy trì 800.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 1000 loại mã sản phẩm)

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số:
Phí duy trì 1.500.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 10.000 loại mã sản phẩm)

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số:
Phí duy trì 2.000.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 100.000 loại mã sản phẩm)

 

Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch (MSMV) phải nộp trước 30/6 hàng năm cho Trung Tâm Mã Số, Mã Vạch quốc gia.
 

Mọi thắc mắc xin liên hệ: Mr Tuân: 0914577584